Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

3 bước để gạt bỏ khó chịu với sếp


Với những vị sếp còn non về năng lực, kinh nghiệm, chắc chắn, nhân viên sẽ gặp không ít chuyện bực mình. Những lúc đó, chẳng có gì bằng sự bình tĩnh đón nhận và khắc phục dần dần.


Cố gắng đừng để bị hùa theo cảm nhận của mọi người xung quanh, để có sự đồng cảm với sếp, bạn hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu thêm cách nghĩ, cách làm của người ta.

Sếp cửa quyền, cậy thế hay quát mắng... khiến nhân viên áp lực và không ít khó chịu. Sếp giỏi giang nhưng hay chê bai khiến người ta vừa cảm phục và cũng không ít lần ức chế. Nhưng một kiểu khiến nhân viên khó chịu không kém là khi sếp hơi yếu kém về năng lực.

Nhiều nhân viên phàn nàn rằng, gặp phải những vị sếp không đủ thực lực tạo cho họ không ít bực bội, khó chịu. Nhiều khi, ý kiến đúng đưa ra lại không được chấp thuận, lại bị gạt bỏ một cách không thương tiếc.

Sau đây là 3 cách giúp bạn vượt qua nỗi bực tức khi sếp không thực giỏi:

- Có sự cảm thông

Cố gắng đừng để bị hùa theo cảm nhận của mọi người xung quanh, để có sự đồng cảm với sếp, bạn hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu thêm cách nghĩ, cách làm của người ta. Có thể, do bị áp lực từ cấp trên hoặc còn thiếu những kỹ năng chủ chốt để đảm nhận vai trò lãnh đạo... bạn đều thông cảm được. Không ai sinh ra đã tài ba, để trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo.

Vì thế, cố gắng nhìn vào những điểm tốt của sếp chứ đừng chăm chăm vào những thói xấu để phê phán, bực bội. Nếu thực sự muốn đối diện sếp một cách chân thành, thiện chí, bạn nên bình tĩnh suy xét xem lại thể nào để tối đa hóa điểm mạnh của sếp.

- Tạo ranh giới

Dù khó chịu và bực bội đến đâu, bạn cũng đừng để ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân. Khi còn ở văn phòng, bạn có thể tập trung, hết mình vì công việc. Nhưng rời khỏi công ty rồi, bạn hãy gác lại mọi việc sang một bên để lấy lại sự yên bình cho cuộc sống.

- Chuyển việc

Đây là một quyết định khó khăn nhưng khi bạn đã cố gắng vào những mặt tích cực, hạn chế suy nghĩ tiêu cực mà vẫn không thể thoải mái, hài lòng, bạn hãy ngồi lại một lần nữa để xem vướng mắc ở những điểm nào. Một khi không còn cách hóa giải, bạn không phải băn khoăn gì mà không từ bỏ công ty, tìm cho mình vị sếp mới phù hợp hơn.

Nếu thiếu kinh nghiệm: Đường đi nào cho bạn?

Ông Đào Minh Tân hiện là Giám đốc Kinh doanh website tuyển dụng Kiemviec.com và HRVietnam.com trực thuộc Công ty Cổ phần VON. Tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, từng đảm đương chức vụ trưởng phòng kinh doanh tại Công ty Cổ phần VON và C.A.T Vietnam. Ngoài ra, ông có chứng chỉ về quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh điện tử của Khóa đào tạo về phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh điện tử của tổ chức UN-ESCAP
Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn? Bạn đã có thời gian làm việc lâu năm nhưng lại muốn chuyển sang một lĩnh vực khác và đang ngần ngại vì nỗi lo đối với yêu cầu “có kinh nghiệm tại vị trí tương đương” của các nhà tuyển dụng? Hay kết quả thi không tốt từ cuộc thi đại học vừa qua khiến con đường học vấn của bạn trở nên gập ghềnh và mong muốn một sự định hướng kịp thời từ các chuyên gia?
Hãy đặt câu hỏi cho chương trình giao lưu trực tuyến: “Định hướng nghề nghiệp: Chìa khóa thành công” ngay bây giờ để nhận được sự tư vấn quý báu từ các chuyên gia nhân sự hàng đầu.
Các khách mời của chương trình bao gồm:
  Lê Thị Hương Mai – Giám đốc nhân sự công ty CP Chứng khoán VNDirect. Bà có 11 năm làm hành chính nhân sự tại công ty TNHH Đèn hình ORION – HANEL và hơn 4 năm làm công tác nhân sự tại công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT trực thuộc Tập đoàn Đầu tư IPA.
Bà Lê Thị Việt Hà – Trưởng phòng nhân sự khách sạn Nikko Hà Nội. Bà có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn, 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự.
Ông Nguyễn Văn Tiến hiện đang là Trưởng phòng Nhân sự Tổ chức Giáo dục & Đào tạo Apollo với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, tài chính, giáo dục, khách sạn; 12 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Marketing Online; 5 năm làm việc tại Media Inc trong vai trò Trợ lý Giám đốc
Bà Đoàn Thị Vân Anh – Trưởng phòng nhân sự công ty CP Đầu tư Tây Bắc. Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự, Bất động sản, Chứng khoán, đã từng làm Trưởng phòng Nhân sự tại Công ty Cổ phần Khoáng Sản và Luyện kim Việt Nam.
Để nhận được sự tư vấn của các khách mời, ngay từ bây giờ hãy gởi câu hỏi về cho chúng tôi tại địa chỉ: vieclamtienphong@gmail.com(vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).

Dấu hiệu thất bại khi tìm việc làm

Hẳn nhiên quá trình tìm việc đã thất bại nếu bạn tuyệt vọng tới mức chấp nhận bất cứ công việc nào được trả lương nhưng không phù hợp trình độ và nguyện vọng của bản thân. Bạn nên bắt đầu lại từ những chi tiết cụ thể trong công việc.

Một chiến lược tìm việc đúng đắn sẽ giúp bạn thành công. Còn nếu gặp phải những dấu hiệu sau, có thể bạn đã thất bại và nên đánh giá lại cách thức tìm việc của mình.

* Không nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng

Nếu đã nộp hồ sơ xin việc cách đây cả tháng mà bạn vẫn chưa nhận được thông tin phỏng vấn từ công ty, chắc chắn bạn đã bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

Heather Huhman, chủ tịch Công ty tư vấn nghề nghiệp Come Recommended, cho rằng nguyên nhân của sự thất bại này là hồ sơ xin việc của bạn chưa đủ hấp dẫn nhà tuyển dụng. Đừng vội cho rằng mình không có nhiều kinh nghiệm hay bằng cấp cao như những người khác, hãy đánh giá lại từ điều cơ bản nhất. Liệu CV và thư xin việc của bạn có lỗi chính tả, ngữ pháp hay dùng ngôn từ khó hiểu và trình bày thiếu rõ ràng hay không?

* Qua vòng phỏng vấn nhưng không nhận được lời đề nghị công việc

Không nhận được lời đề nghị công việc nghĩa là kỹ năng phỏng vấn của bạn "có vấn đề". Hãy xác định điểm yếu của mình khi phỏng vấn, chẳng hạn như quá run hay ngôn ngữ cử chỉ không phù hợp, từ đó tìm cách cải thiện. Bạn nên luyện tập phỏng vấn với bạn bè, người thân và nhờ họ kiểm tra để đảm bảo mình không mắc lỗi.

* Đặt mục tiêu quá cao

Dù công việc trong mơ luôn là mục tiêu hàng đầu của bạn nhưng hãy đảm bảo rằng chúng thực tế. Tìm kiếm và dự tuyển vào những vị trí mình thích mà không có kỹ năng, trình độ phù hợp sẽ là một sự lãng phí thời gian cũng như công sức.

* Chỉ tập trung vào công việc mong muốn mà không quan tâm tới công ty

Thay vì thực hiện một cuộc tìm kiếm trên diện rộng dựa vào đặc điểm công việc, bạn có thể thu hẹp chúng ở những công ty bạn muốn làm việc. Huhman khuyên: "Hãy liệt kê 5-10 công ty về lĩnh vực của mình và ở địa điểm thuận lợi cho bạn".

* Tinh thần sa sút

Quá trình tìm việc không phải là một nhiệm vụ thú vị, nhưng nếu bạn cảm thấy mỗi ngày trôi qua thật nặng nề và buồn bã, đó là dấu hiệu bạn cần một cách làm mới.

Dawn Rasmussen, giám đốc một công ty tư vấn nghề nghiệp, đưa ra lời khuyên: "Nếu tinh thần bắt đầu đi xuống mà vẫn chưa tìm được việc, bạn có thể tình nguyện làm việc không lương ở một công ty nào đó để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và mở rộng tầm nhìn, mạng lưới quan hệ".

* Không chú ý tới những thông tin của mình trên Internet

Nếu chưa từng quan tâm tới những thông tin trực tuyến của mình, bạn nên bắt đầu ngay một cuộc tìm kiếm về bản thân trên Internet. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng thường kiểm tra ứng viên tiềm năng qua Google và Facebook. Vì vậy, hãy nhanh chóng tạo sự xuất hiện chuyên nghiệp trên mạng.

* Không thực hiện chiến lược "thời hậu tìm việc"

Sau cuộc phỏng vấn, bạn nên gửi email cảm ơn người phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn giải thích những thiếu sót của mình trong buổi phỏng vấn và giúp nhà tuyển dụng nhớ tới bạn như một ứng viên chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy cảm ơn cả những người đã giúp đỡ bạn trong quá trình tìm việc. Như vậy, họ sẽ cảm thấy mình được coi trọng và tiếp tục trợ giúp bạn trong tương lai.

* Mạng lưới quan hệ không phát huy tác dụng

Nếu không ai trong mạng lưới quan hệ giúp đỡ bạn trong quá trình tìm việc, bạn nên đánh giá lại. Có thể mối quan hệ của bạn với các thành viên chưa đủ thân thiết hoặc bạn cần sự quen biết với những người làm việc trong lĩnh vực mình đang theo đuổi.

* Sẵn sàng chấp nhận bất cứ công việc nào được trả lương


Ví dụ, thay vì tìm một công việc bán hàng chung chung, bạn có thể giới hạn lại trong một lĩnh vực cụ thể như thời trang hay thiết bị gia dụng... Như thế, mọi người trong mạng lưới quan hệ cũng sẽ dễ giúp đỡ bạn hơn.

Bạn có đang bị đồng nghiệp “chiếu tướng” không?

Xuất sắc và mẫn cán trong công việc giúp bạn có được sự nể phục của đồng nghiệp. Nhưng để tiến xa trong sự nghiệp, bạn còn cần phải được đồng nghiệp yêu mến nữa. Hãy tránh những biểu hiện sau để không bị đồng nghiệp “chiếu tướng” và âm thầm “cài số lùi” với bạn nhé.

Là dân công sở, ai cũng muốn được các đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến. Tuy nhiên, một số biểu hiện nho nhỏ thường ngày mà bạn không chú ý tới có thể khiến đồng nghiệp khó chịu và đang “chiếu tướng” bạn đấy. Liệu bạn đã nhận ra những điều này?

1. “Luộm thuộm” với email

Bạn nghĩ rằng trong thời buổi này thì làm gì có dân công sở nào “luộm thuộm” với email? Nhưng nếu bạn “vô tư” thêm tên các đồng nghiệp không liên quan vào danh sách cc, lạm dụng chức năng “khẩn cấp”, hay thường xuyên gửi email dài lê thê... thì bạn đang tạo ấn tượng xấu với đồng nghiệp rồi đấy. “Khẩn cấp” chỉ dùng trong những tình huống thật sự cần thiết và đừng làm đầy hộp mail của người khác với những email không cần thiết.

2. Bạn quá “teen”
Góc làm việc của bạn có đang được trang trí quá “teen” như phòng riêng tại nhà? Chữ ký dưới email của bạn có hình chú mèo kitty, hay font chữ cầu kỳ như thư pháp? Bạn có diện những trang phục “quá hớp” đến công sở? Nếu vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu chăm chút lại cho hình tượng chuyên nghiệp của mình, vì dù sao công sở cũng là môi trường làm việc.

3. “Vô tư” với việc ăn uống

Bạn thường ăn trưa ngay tại bàn làm việc, thường xuyên vừa gặm bánh mì vừa gõ máy tính vì bạn bận, bận và quá bận. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không phải đang “một mình một cõi” mà có rất nhiều đồng nghiệp đang ngồi gần đó. Mùi thức ăn nồng nặc, tiếng nhai nhóp nhép của bạn có thể làm những người xung quanh khó chịu và khó tập trung. Đó là chưa kể nếp ăn và phong cách ăn mỗi người mỗi khác.

4. “Siêu” bề bộn

Hãy nhìn quanh: góc làm việc của bạn có quá bề bộn? Bạn có hay để mặc ly tách dơ của mình trên bồn rửa chung? Hay bạn có vứt thức ăn thừa vào sọt rác đặt trong phòng khiến mùi thum thủm cứ bốc lên suốt ngày? Bạn cần tổ chức góc làm việc gọn ghẽ, và tránh để thói quen cá nhân làm ảnh hưởng đến những “hàng xóm” bên cạnh.

5. Thiếu nội hàm

Bạn là nhân viên có cá tính, thu hút, và giao thiệp giỏi. Biết mọi người thích ăn bánh ngọt, bạn thường mua vào thết đãi văn phòng. Và chỉ có thế. Ngoài việc khéo miệng, bạn thường “ngọt ngào” đùn đẩy công việc cho người khác, “bẽn lẽn” giành công khi có dịp và hay ba hoa về thành tích của mình. Đã đến lúc bạn cần chú trọng đến nội hàm và năng lực thật sự của bản thân.

6. Bạn là “con sâu việc”

Thông thường, dân công sở không mấy thiện cảm với những người suốt ngày chỉ biết có công việc mà không có thư giãn, giải trí. Do đó, đừng bỏ lỡ những cơ hội làm thân và giao lưu với đồng nghiệp qua các buổi picnic, karaoke hoặc hội họp thân mật.

7. Bạn là “Mr. Biết tuốt”


“Tôi làm cho công ty này thâm niên rồi nên những chuyện này tôi biết hết, phải thế này... thế kia...” – đây có phải là câu nói thường thấy của bạn? Bạn có thể hiểu biết nhiều, thâm niên trong nghề nhưng đừng suốt ngày nhấn nhá những điểm này, rồi bác bỏ ý kiến của đồng nghiệp. Hãy khéo léo vận dụng “từ điển bách khoa toàn thư” của bạn trong những tình huống thích hợp, theo cách khiêm tốn nhất để mọi người thật tâm nể phục.

Để công việc và bạn một “cặp bài trùng”

Nếu sau khoảng thời gian đã đề ra, bạn nhận thấy sự thay đổi tích cực trong kinh nghiệm bản thân cũng như kết quả công việc, điều đó có nghĩa công việc ấy sinh ra là để dành cho bạn và ngược lại.
 
Thực tế đã chứng minh rằng sự nghiệp của bạn chỉ lên đỉnh khi bạn thấy hợp, yêu, đam mê và bằng lòng với công việc hiện tại. Làm thế nào để biết bạn và công việc có phải là một “cặp bài trùng”, hãy tham khảo những cách kiểm chứng dưới đây.

Theo các chuyên gia nghề nghiệp của Mỹ: “70% dân lao động Mỹ chưa nhận thức được sự tương hỗ giữa công việc phù hợp và kết quả thu được hoặc nhiều khi họ xem nhẹ điều này. Và thực tế đã mang lại kết quả khiến họ thất vọng. Sau đó họ mải miết đi tìm một công việc thực sự dành cho mình nhưng có thể là quá muộn. Chính vì vậy, xác định xem công việc có hợp với bạn hay không là điều quan trọng quyết định liệu bạn có nên gắn bó với nó. Hoặc thay đổi để vươn cao vươn xa hoặc chấp nhận với cảnh mỗi ngày như mọi ngày, bạn chọn cách nào? Nếu bạn muốn thay đổi, đầu tiên hãy chắc chắn những điều dưới đây,...”.

Bạn “yêu” công việc của mình?
 
Công việc mơ ước là công việc đem đến cho bạn sự thoải mái, hứng khởi và luôn tạo điều kiên tốt nhất để bạn phát triển và thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp. Khi bạn thấy yêu và hợp với công việc đã chọn nghĩa là bạn đang nắm trong tay 50% thành công, 50% còn lại là dựa vào sự cố gắng, nỗ lực, chí cầu tiến và một chút may mắn.
 
Bạn đã nhận thức rõ ràng?
 
Trước khi bắt tay tìm kiếm bất kỳ một công việc gì bạn cũng cần xác định rõ ràng lĩnh vực và phương hướng phát triển. Nghĩa là, bạn cần vạch định sẵn trong đầu lĩnh vực nghề nghiệp của bạn trong tương lai là công nghệ, truyền thông, kinh doanh hay giáo dục,… Sau đó, chọn lựa công việc phù hợp với ngành.

Khi bạn đã chọn được ngành nghề hợp với sở thích của bản thân, bạn cũng cần chú ý đến trách nhiệm công việc của bạn ở nơi làm việc. Trách nhiệm công việc đồng nghĩa với vị trí bạn tiếp nhận và phần công việc bạn được giao. Lý do chính là nhiều người sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu nhưng vị trí cũng như trách nhiệm công việc họ nhận được lại tỷ lệ nghịch với năng lực thực sự của họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý làm việc, tốc độ thăng tiến và hiệu quả lao động.
 
Bạn đã nhận tư vấn ?
 
Nếu bạn băn khoăn không biết liệu công việc bạn đang làm có hợp với mình hay không, bạn có thể chia sẻ những suy tư này với các chuyên gia nghề nghiệp, các huấn luyện viên hoặc các nhà chuyên môn đáng tin cậy. Họ sẽ giúp bạn làm những bài kiểm tra nhỏ, xác định xem tình yêu của bạn dành cho công việc liệu đã đủ lớn? Tính cách của bạn có phù hợp với công việc đó hay không? thậm chí họ còn có thể định hướng lại đường đi giúp bạn nếu họ nhận thấy rằng bạn và công việc hiện tại không “trùng” nhau.
 
Bạn theo dõi thành công một cách thường xuyên?
 
Theo dõi thành công bạn đạt được với công việc hiện tại là một cách làm thông minh để đo lường sự thích hợp của bạn và nó. Bạn cần liệt kê những thành tựu bạn đạt theo từng khoảng thời gian nhất định. Điều này không chỉ giúp bạn theo dõi tốc độ phát triển của bản thân mà còn cho thấy sự ăn khớp và phù hợp của bạn với công việc đã chọn.

Bạn được lòng “sếp” và các đồng nghiệp?
 
Nhận biết bạn và công việc là một “cặp bài trùng” không chỉ dừng lại ở những thành tựu bạn đạt được trong công việc mà còn ở tình yêu, sự tôn trọng của đồng nghiệp, của “sếp” dành cho bạn. Không thể có thành công khi bạn bị “sếp” chèn ép, bị đồng nghiệp “phát xít” và bị mọi người “ghẻ lạnh”. Thành công trong công việc cần được xây dựng trên tình yêu, niềm tin, sự tôn trọng của tập thể dành cho bạn, đó cũng là điều kiện để bạn có thể phát triển “an toàn” và nhanh chóng.

Cách đối phó với đồng nghiệp lười biếng

Nói chuyện với đồng nghiệp

Có thể đồng nghiệp không phải là người lười biếng. Chẳng qua anh ấy/cô ấy chưa nắm rõ về nhiệm vụ của mình hoặc gặp khó khăn nào đó trong cuộc sống riêng, dẫn tới sự sao nhãng trong công việc. Những lúc như thế họ sẽ cần tới sự chia sẻ, giúp đỡ từ người khác và bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình tới họ.

Nếu đồng nghiệp dành 2 tiếng để ăn trưa, liên tục gọi điện thoại vì mục đích cá nhân, ngủ hay lướt web thường xuyên trong giờ làm việc, anh ấy/cô ấy có dấu hiệu của một đồng nghiệp lười biếng. Những người như vậy sẽ gây ra không ít trở ngại cho cuộc sống công sở của bạn.

Tập trung vào công việc

Bạn không cần phải mất thời gian quý báu của mình để quan tâm xem đồng nghiệp lười biếng đang kiểm tra Facebook, nhắn tin hay “buôn chuyện” không ngừng. Thay vào đó, hãy tập trung vào công việc của bạn. Nếu cứ chăm chăm để ý xem họ đang làm gì, bạn sẽ bị sao nhãng và có thể dần trở nên lười biếng giống họ.

Không chỉ trích đồng nghiệp

Bạn cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp không tận tâm làm việc. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ trích họ gay gắt. Đó là vấn đề của đồng nghiệp và bạn chỉ lên tiếng khi họ làm ảnh hưởng tới mình.

Giữ vững thái độ và tinh thần làm việc

Đừng tị nạnh hay tỏ thái độ thù địch ra mặt với đồng nghiệp. Tinh thần tiêu cực đó sẽ tác động xấu tới hiệu quả công việc của bạn.

Không phàn nàn với đồng nghiệp khác

Đó là hành động thiếu chuyên nghiệp. Bạn có thể gây hiểu lầm hay làm tổn hại tới mối quan hệ giữa mọi người trong văn phòng/công ty.

Khéo léo đề cập vấn đề với sếp

Nếu bạn vội vàng tới chỗ sếp và phàn nàn về đồng nghiệp lười biếng, sếp có thể trả lời một cách không hài lòng: “Nhiệm vụ của anh/chị không phải là lo lắng về công việc của đồng nghiệp”. Vì vậy, bạn cần khéo léo hơn. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Tôi vẫn chưa thể tiếp tục dự án của mình vì phải chờ A hoàn thành phần việc của anh ấy. Chúng ta phải làm thế nào đây?”.

Không để đồng nghiệp lôi kéo

Đừng để đồng nghiệp lôi kéo mình vào bữa ăn trưa kéo dài 2 tiếng hay những “cuộc buôn chuyện” không ngừng trong giờ làm việc. Nếu họ bắt chuyện với bạn, hãy nói rằng bạn đang bận.

Không “gánh” phần việc của đồng nghiệp

Nếu bạn ở cùng nhóm hay làm cùng một nhiệm vụ với đồng nghiệp lười biếng, đừng cả nể làm luôn phần việc của họ. Hãy nhắc nhở họ về công việc và thời hạn hoàn thành nhưng không cần thiết phải thúc giục liên tục vì sẽ làm lãng phí thời gian của bạn.

Tận dụng cơ hội để thăng tiến

Bạn có thể nói chuyện thẳng thắn với đồng nghiệp và đề nghị giúp anh ấy/cô ấy hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tất nhiên, sếp phải biết về tình trạng của đồng nghiệp lười biếng và thấy được sự nhiệt tình của bạn. Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện mình có thể giải quyết những tình huống khó khăn và đảm nhận vị trí cao hơn.

Cơ hội được gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu về nhân sự

Bà Lê Thị Việt Hà – Trưởng Phòng nhân sự Khách sạn Nikko Hà Nội (Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Khách sạn; 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự (6,5 năm làm việc tại Khách sạn Sheraton Hà Nội); 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B – Đặt tiệc (Thư ký F&B tại khách sạn Sofitel Metropole).

Tham gia buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Định hướng nghề nghiệp: Chìa khóa cho thành công" diễn ra từ 8h30''-11h30'' sáng ngày 16-8 tại tienphong.vn bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu về nhân sự.

Buổi giao lưu trực tuyến  do báo Tiền Phong phối hợp cùng với trang web Kiemviec.com – thuộc Công Ty Cổ Phần VON tổ chức thực hiện nhằm giải đáp nhu cầu về định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ.

Định hướng nghề nghiệp là một điều cần thiết ngay từ khi chúng ta còn trên ghế nhà trường. Nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có cái nhìn nghiêm túc về điều này. Có không ít sinh viên ra trường lúng túng, không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết ngành học của mình sẽ ứng dụng vào những công việc cụ thể nào.

Tham gia buổi giao lưu trực tuyến, bạn đọc sẽ nhận được giải đáp của các chuyên gia:

Bà Lê Thị Hương Mai – Giám đốc nhân sựCông ty CP Chứng Khoán VNDIRECT (11 năm làm Hành Chính Nhân Sự tại công ty TNHH Đèn hình ORION – HANEL (Công ty liên doanh với Hàn Quốc); Hơn 4 năm làm công tác nhân sự tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT trực thuộc Tập đoàn Đầu tư IPA).

Ông Đào Minh Tân – Giám đốc Kinh doanh website tuyển dụng Kiemviec.com và HRVietnam.com – Công ty Cổ Phần VON (Kinh nghiệm: 07 năm giữ vị trí Giám đốc Kinh doanh, trang web Kiemviec.com và HRVietnam.com, thuộc Cty Cổ phần VON; 02 năm kinh nghiệm với vị trí Trưởng phòng Kinh doanh, Cty C.A.T Vietnam; 02 năm kinh nghiệm với vị trí Trưởng phòng Kinh doanh, Cty Cổ phần Vietnam Network; 01 năm với Chuyên viên Kinh doanh & Tiếp thị, Cty Netsoft (từ 1999 đến 2000).

Bà Đoàn Thị Vân Anh - Trưởng Phòng Nhân SựCông Ty CP Đầu Tư Tây Bắc (Có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực Nhân sự, Bất Động Sản, Chứng Khoán; Hơn 7 năm kinh nghiệm trong vai trò Trợ lý Trưởng phòng Nhân sự tại Công ty TNHH 1 TV Dệt Kim Đông xuân (Quy mô CBCNV toàn Công ty : > 1.500 người; Gần 2 năm giữ chức vụ Trưởng phòng Nhân sự tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam (Quy mô CBCNV toàn Công ty : > 700 người).

Ông Nguyễn Văn Tiến – Trưởng phòng Nhân Sự , Tổ chức Giáo Dục & Đào Tạo Apollo (Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, tài chính, giáo dục, khách sạn; Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Quản Lý Kinh Doanh, Đào tạo, Quản lý tư vấn Nhân sự.